Đắk Lắk đẩy mạnh thi hành hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở
Cập nhật lúc: 24/05/2024 270
Cập nhật lúc: 24/05/2024 270
Trên địa bàn tỉnh hiện có 2.214 tổ hòa giải với tổng số 12.977 hòa giải viên. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, công tác hòa giải ở cơ sở đã giúp chính quyền địa phương giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Tuy nhiên, tỷ lệ hòa giải của tỉnh Đắk Lắk còn thấp so với cả nước (năm 2023, đạt 76,4% so với tỷ lệ hoà giải thành trung bình của cả nước là 84,7%); chưa có vụ việc được gửi đến Tòa án để công nhận hoà giải thành; nhiều hòa giải viên còn có tâm lý ngại va chạm, chưa mạnh dạn trong việc phân tích, thuyết phục; chưa thu hút được người có kiến thức pháp luật, có uy tín tham gia vào công tác hòa giải ở cơ sở…
![]() |
Phần thi tiểu phẩm của đội thi thành phố Buôn Ma Thuột tại Hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh Đắk Lắk” năm 2023 (Ảnh: Nguồn baodaklak.vn) |
Để nâng cao tỷ lệ hoà giải thành và năng lực hòa giải của đội ngũ hòa giải viên của tỉnh, góp phần quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND - 24/5/2024 yêu cầu:
Thủ trưởng các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố: tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, địa phương về thực hiện công tác hòa giải nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này; từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải trong giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư…
UBND cấp huyện: xác định công tác hòa giải ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giải quyết triệt để tại cơ sở những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu các chính sách, pháp luật… trên các phương tiện truyền thông phù hợp (phát thanh, truyền hình, cổng thông tin, trang thông tin, zalo, sổ tay, tờ rơi tờ gấp…); phổ biến, nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận: Tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; khuyến khích thành viên, hội viên và Nhân dân giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, xây dựng lối sống lành mạnh, góp phần giảm thiểu những tranh chấp trong Nhân dân…
BBT
Hôm nay:
Hôm qua:
Trong tuần:
Tất cả: