Đắk Lắk thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cập nhật lúc: 11/09/2024 54
Cập nhật lúc: 11/09/2024 54
Ngày 09/9/2024, UBNND tỉnh Đắk Lắk ban hành công văn số 174/UBND-NNMT về việc triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh: điều tra, khảo sát, xác định hành lang thoát lũ các hồ chứa nước trọng điểm; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập hồ chứa nước thủy lợi trọng điểm phục vụ xây dựng phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp; triển khai thí điểm một số trạm đo mực nước tự động kết hợp tháp báo lũ thông minh tại các khu vực nguy hiểm phục vụ cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; nghiên cứu đề xuất cảnh báo phòng, chống một số loại hình thiên tai điển hình trên địa bàn tỉnh (giông sét, lốc tố, hạn hán, ngập lụt); đánh giá mức độ sạt lở bờ sông, bờ suối tại các khu vực trọng điểm có diễn biến bồi xói phức tạp gây nguy hiểm đến khu dân cư và công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cảnh báo thiên tai nguy hiểm tại cộng đồng; tăng cường nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn tại địa phương.
Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, cộng đồng dân cư, nhất là tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai (hạn hán, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lụt, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông…); chủ động cải tiến nội dung, hình thức cung cấp thông tin dự báo phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận; diễn tập triển khai phương án ứng phó thiên tai, sơ tán dân cư khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đặc biệt là tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra tình huống nguy hiểm (nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất); hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cảnh báo đa thiên tai, theo dõi và giám sát mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, trong đó ưu tiên hệ thống quan trắc kết hợp cảnh báo mưa, bao gồm cả đo mưa nhân dân, đo mực nước trên các sông, suối chính và hệ thống theo dõi, giám sát tại các khu vực trọng điểm ngập lụt, ngầm, tràn.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn kiểm tra kiểm tra công tác phòng, chống lũ lụt trên địa bàn huyện Lắk (Nguồn: nhandan.vn) |
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai cấp cơ sở, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã nhằm chủ động ứng phó kịp thời các sự cố, thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” ngay từ những giờ đầu; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chuyên sâu có năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và của cả cộng đồng; đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, điều kiện cụ thể của địa phương; tập huấn, phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, cộng đồng và người dân; rà soát, sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư sinh sống thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai đến nơi an toàn (tại khu vực ven sông, suối, sườn đồi núi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực thấp trũng bị ngập sâu…); xây dựng, lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm, xung yếu.
BBT
Hôm nay:
Hôm qua:
Trong tuần:
Tất cả: