Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023
Cập nhật lúc: 20/12/2022 191
Cập nhật lúc: 20/12/2022 191
Chiều 19/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tham dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk, các đồng chí lãnh đạo Sở Tư pháp chủ trì.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk |
Năm 2022, toàn ngành Tư pháp đã bám sát các Nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, trên tinh thần vào cuộc từ sớm, từ xa, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Một số kết quả nổi bật như: công tác xây dựng pháp luật nói chung, công tác thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được triển khai quyết liệt; công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thành sớm hơn so với lộ trình đề ra; công tác phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới; thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp dần được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước; công tác pháp luật quốc tế có nhiều dấu ấn quan trọng…
Tuy nhiên, tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực vẫn chưa được khắc phục triệt để; việc theo dõi thi hành pháp luật vẫn còn lúng túng; công tác phổ biến giáo dục pháp luật có lúc, có nơi còn nặng về hình thức…
![]() |
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh: Nguồn: baochinhphu.vn) |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ghi nhận và đánh giá cao về những đóng góp quan trọng của ngành Tư pháp trong năm 2022. Đối với nhiệm vụ năm 2023, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Tư pháp tiếp tục quán triệt, thể chế hoá kịp thời đầy đủ, đồng bộ, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật, xác định rõ cơ chế phân công phối hợp, kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật. Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành địa phương tăng cường năng lực quản lý chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; kiên quyết tránh tình trạng nợ đọng văn bản; tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, rà soát, đơn giản hoá các thủ tục nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân…
BBT
Hôm nay:
Hôm qua:
Trong tuần:
Tất cả: